“Mái vòm rộng, bừng sáng” – Paul Celan

Große, glühende Wölbung

Mái vòm rộng, phát sáng
với
bầy sao đen
đang đào ra và đi:

lên trán silic hóa của một con cừu đực
tôi đóng hình ảnh này, giữa
cặp sừng, ở đó,
trong khúc hát của những vòng cuộn,
tủy của những biển tim
đông vón dâng trào.

Cái gì
mà nó không húc
vào?

Thế giới đã mất, tôi phải mang theo người.

Paris, 7 tháng 6, 1965

Paul Celan, “Große, glühende Wölbung,” Atemwende (Suhrkamp Verlag, 1967).

Copyright © 1967 by Paul Celan | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Dich tragenMang theo người
MARTIN KOLLEWIJN

Ba khổ thơ đầu gắn kết với nhau như Đầu, Ngực và Tay chân. Khổ thứ tư lại xoay quanh câu hỏi: Cái gì sẽ chắp nối và bao bọc những phần hồn sống động còn lại khi xác thân đã bỏ cuộc? Khi cái thế giới vốn lãnh xướng trách nhiệm mang trong mình phần ý thức quen thuộc bị mất đi rồi, thì ai sẽ cưu mang nó đây?


Phần mở đầu khiến ta liên tưởng đến mái vòm của những vì sao yên lặng. Bởi những hành tinh vốn lang thang và không thể tự mình toả sáng nên chúng được ví như Bầy-Sao-Đen. Hình ảnh thiên hà ấy, nếu tôi đem nung đỏ mà khảm lên loài hoá thạch cũng sẽ làm cảm xúc trào dâng thành dòng, nếu không đối với một con người với trái tim dễ rung động có thể hoá thành xương. Loài động vật chân đầu đã hoá thạch (ammonite hay loài cúc đá) được đặt theo tên vị thần Jupiter Ammon, bởi chúng trông giống như chiếc sừng cừu của vị thần Ai Cập này. Từ chiếc sừng của con cừu đực cũng có thể chế tác ra một chiếc kèn có tên gọi là Shofar, kèn hay vang tiếng trong những nhà thờ Do Thái giáo vào cuối ngày Lễ Chuộc tội Jom Kippur. Bởi tiếng kèn Shofar gợi nhớ lại những giờ khắc cuối, khi Tổ phụ Abraham thiêu sống một con cừu đực làm vật tế chúa thay con trai mình. Và để những bức tường mê cung bao quanh thành Jericho sụp đổ, cần tới bảy vòng diễu quanh thành và bảy cây kèn Shofar. Thứ gì mà thành phố sâu thẳm nhất thế giới lưu giữ trong nó đã biểu lộ trong chính cái tên nó rồi (Jericho: thành phố vầng trăng).

Ý chí con người có va chạm với muôn hình vạn trạng của thế giới thì cái tôi mới được hình thành. Thế nên trách sao được khi con bò đực không lồng lên như con xe phá thành và xô húc vào đủ mọi sự bất công người ta làm với nó. Câu hỏi là, có điều gì mà nó không húc vào?

Mái vòm rộng, rực sáng
với bầy sao đen đang
đào ra và đi:

trên vầng trán đã hoá đá của con cừu đực
tôi nung đỏ hình ảnh này khảm lên giữa
đôi sừng, nơi mà,
trong tiếng hát những vòng

cuộn, huyết tuỷ trong lòng
những biển tim
vốn đông vón nay lại

dâng trào.

Cái gì-
mà nó không húc

vào?

Thế gian đã mất, tôi
phải mang theo người.

Paul Celan, Atemwende

Với những dòng thơ cuối, người ta có thể hỏi nhau rằng: “Tôi là ai và ai là Người?” Đó chính là tên cuốn sách mà trong đó, Gadamer đã cố gắng giải mã phần thơ đầu tiên trong tập thơ “Atemwende” của Celan, với phần thứ năm bắt đầu bằng “Großer, glühender Wölbung” (Mái vòm lớn, sáng rực). Khi Gadamer qua đời ở tuổi 103, “đối cực” người Pháp của ông là Jacques Derrida đã đọc một bài diễn văn tưởng niệm mang tựa đề “Cuộc đối thoại không ngắt quãng”. Mà ở đó, ông tiếp nối cuộc trò chuyện ban đầu đã bị ngăn trở sau cái chết của Gadamer. Điểm đặc biệt trong diễn văn của Derrida là những suy tư về dòng thơ cuối này. Bài thơ miêu tả trong tiếng ca của những vòng cuộc xoắn ấy, một Cái Tôi độc lập đối mặt với thế giới đã tự mình trỗi dậy. Đó là đặc trưng phong cách cho toàn bộ đời thơ của Celan, như lời phán quyết vang lên từ tiếng kèn Shofar.

Bình luận về bài viết này