“IO Saturnalia!”

“IO Saturnalia!”…
“Mừng lễ Saturnalia vui vẻ!”…

Trong mười bảy ngày kể từ 17 tháng 12, La Mã bước sang mùa tiệc tùng mà đâu đâu cũng trang hoàng lộng lẫy, linh đình những hội hè yến tiệc, người người trao tay những món quà và vô vàn lời chúc. Nghe quen phết~

Saturnalia khởi nguồn từ một lễ hội do nông dân tổ chức để kỉ niệm những lễ hiến tế lên Đền của thần Saturn, vị thần Nông nghiệp.

Ngày 19 tháng 12 – Ngày Opalia – ngày hội dành cho vợ của thần Saturn, Ops.
Ngày 21 tháng 12 – Ngày Yalda – Ngày sinh của thần Mithras – tiệc tùng với quả khô và hạt.
Ngày 23 tháng 12 – Ngày Sigillaria – Ngày mọi người tặng quà.
Ngày 25 tháng 12 – Ngày sinh của Thần Mặt Trời “bất khả chiến bại” Sol.

Một ghi chú thú vị rằng nếu một người La Mã cổ đại đặt chân đến một miền đất lạ vào đúng mùa lễ hội, anh ta sẽ được chào đón như ở nhà. Và bây giờ đến cả những người ngoại đạo cũng phải liên tưởng tới Lễ Giáng sinh với những cây thông Noel, cành tầm gửi và hát thánh ca, quen quá ý chứ.

VẬY CHÍNH XÁC AI MỚI SINH VÀO NGÀY NÀY?

Vậy cả giới Cơ đốc giáo đang tổ chức sinh nhật cho ai? Ngày lễ này được gọi là “the birth of christ”, nhưng rốt cuộc là christ nào? Thực ra, cụm từ “christ” đơn thuần được dịch ra từ tiếng Hy Lạp của từ “christos” đại loại là người được ban phước.

Giờ ta sẽ đi tìm hiểu câu đố: tại sao cả thế giới lại tổ chức sinh nhật cho ngài “christ” vào cái ngày mà chẳng hề được nhắc đến trong mấy cuốn Kinh Thánh hư cấu.

In the History of Rome viết bởi Michael Grant :-

“Lúc đó có một tín ngưỡng thuộc Đa thần giáo cạnh tranh ngôi độc tôn trước Thiên Chúa giáo ở các nước Tây phương, đó chính là tín ngưỡng thờ cúng Mặt trời khi đó được hàng triệu người của Đế quốc Roma thờ phụng, thậm chí lúc hoàng kim nó còn trở thành quốc đạo của Roma.

Thần thoại về thần Mặt Trời ra đời rất sớm ở Rome, và nhiều thế kỷ sau khi Hadrian xây nên đền Patheon vĩ đại, thì ông xây mái vòm ngay trên sảnh vào bao quanh bởi tầng tầng lớp lớp những ngôi sao xếp như cánh hoa hồng tựa như một hình cầu lớn tượng trưng cho Mặt Trời. Và sinh thần của vị thần này vào đúng ngày 25 tháng 12, ngày này dần chuyển thành Ngày Chúa giáng sinh trong tập tục thờ cúng Công giáo.”

Ta có thể tìm đọc thêm về mấy cái “âm mưu” thâm hiểm nhằm biến ngoại giáo thành Thiên Chúa giáo trong cuốn sách Myth & Mystery: An introduction to the Pagan Religions of the Biblical World của nhà sử học Jake Finegan:-

“Nhưng bàn về thời điểm này thì sự thờ phụng thần mặt trời vẫn duy trì rộng rãi khắp Đế chế La Mã, và dưới thời Aurelian (270-275 SCN), tín ngưỡng này được phục hồi và phát triển đến hồi hưng thịnh nhất. Vào năm 274 SCN Aurelian tuyên bố vị thần giờ đây được gọi là Deus Sol Invictius và chính thức trở thành vị Thần bảo hộ Đế Chế La Mã; ông ta còn xây cả Ngôi đền Mặt trời tại Rome và quy định ngày 25 tháng 12 là ngày tổ chức sinh nhật Thần Mặt Trời. Đến thời trị vì của Constantine Đại đế tín ngưỡng thờ thần Deus Sol Invictius vẫn ở độ cực thịnh, chân dung thần mặt trời còn được in trên đồng xu của Constantine. Cũng ở trong giai đoạn này, Thiên Chúa giáo bắt đầu ý định lấy sự trọng đại của ngày lễ ngoại giáo này gán cho ngày sinh của chúa Jesus, cái ông mà ban đầu sinh nhật vào ngày 6 tháng 1. Ngày Chúa giáng sinh ban đầu xuất hiện vào năm 336 SCN và được phổ biến rộng rãi theo lịch Roma, sau được Filocalus chính thức ghi chép vào năm 354 SCN trong Biên niên sử 354.”

Đó là nguồn gốc của ngày 25-12. Sau đó, đạo Thiên Chúa đã du nhập luôn ngày lễ này, đáng lưu ý rằng cụm từ “Christmas” ban đầu được ghép từ một từ ngoại đạo “Mass” để chỉ các nghi thức hiến tế trong các nghi lễ đa thần giáo, Mass cũng là tên gọi ngắn hơn của Catholic Mass (Thánh lễ Công Giáo) đó. Đáng ngạc nhiên là trong suốt bốn thế kỷ đầu khi Thiên Chúa giáo còn sơ khai Giáng sinh không hề được tổ chức. Điều này chỉ ra rằng cốt lõi của Thiên Chúa giáo chính là từ Đa thần giáo.

ẢNH HƯỞNG CỦA CONSTANTINE ĐẠI ĐẾ.

Ai cũng biết rằng Đạo Thiên Chúa phát triển mạnh mẽ dưới thời Đế chế La Mã. Nhưng Constantine ban đầu là một người theo Đạo Mithras và rất sùng đạo.

Đa thần giáo không hề bị đạo Cơ đốc đánh bại, ta vẫn được học rất nhiều về Đa thần giáo ngày nay. Chỉ có những cái tên là thay đổi và vài trường hợp thậm chí tên vẫn giữ nguyên…Eostre.
(Lễ phục sinh Easter được đặt theo tên của vị thần Eostre Nữ thần Bình minh của Thần thoại Bắc Âu, “lễ hội của Eostre ăn mừng muôn vật hồi sinh vào mùa xuân, nên cũng dễ biến lễ này thành lễ ăn mừng Chúa Giê-su sống lại từ kẻ chết, họ truyền dạy phúc âm của chính đấng này”.)

H G Wells trong cuốn “Outline of History” đã bàn về chuyển ngữ từ chữ Do Thái đối với những cái tên trong Thiên Chúa giáo:-

“Tuân thủ những luật lệ, làm lễ vào những ngày sabbath, một nghĩ lễ đặc trưng của nhiều giáo phái Kito giáo lại là một biến thể của Ngày chủ nhật (Sun-day) trong đạo Mithras.”

NHỮNG TẬP TỤC CỦA ĐA THẦN GIÁO XUẤT HIỆN TRONG THIÊN CHÚA GIÁO

Những nhà thờ Công giáo thường giao giảng những giáo lý được dẫn từ Kinh thánh, nhưng thực tế nhiều giáo lý trong số đó thực ra có gốc gác từ đạo thờ thần mặt trời, những niêm luật và hoạt động tôn giáo lại lấy từ đạo thần Mithras.

Các giáo lý Công giáo La Mã như bí tích rửa tội, các linh mục ở vậy không kết hôn, tục cầu nguyện cho người chết và các thánh tích, lầm bầm cầu nguyện với chuỗi hạt, giáo lý về cái chết và sự bất tử, giáo lý về tha thứ tội lỗi, giáo lý về địa ngục, thờ phụng Chúa Nhật bắt nguồn từ Babylon cổ đại chứ không phải Kinh thánh.

Nhưng người Do Thái họ suy nghĩ khác.

Giống như quả đất cấu thành từ những tầng địa chất nối tiếp chồng lên nhau, nhà thờ phủ lên tôn giáo của họ tầng tầng lớp lớp những giả mạo và dối trá.

Và từ xưa những tài liệu của Rome đã được dùng để khẳng định những văn phạm và nguồn gốc của Kinh thánh hoàn toàn sai sự thực.

Nhưng dần dần nó tạo thành một đạo giáo ta thấy ngày hôm nay:-

image

Vào năm 1854 Giáo hoàng đã tuyên bố Mary vô tội và đến năm 1951 thì bà được lên thiên đường.

Nó được gọi là “Lễ Đức mẹ lên trời”.

Kể từ đó toàn bộ hệ thờ cúng Babylon được du nhập vào Công giáo.

Trong các đền thờ cổ ta hay bắt gặp những biểu tượng của dương vật và những nữ thần trong tín ngưỡng cổ đại được sùng kính như người đem đến và nuôi dưỡng sự sống nay lại phổ biến trong các nhà thờ công giáo tại Roma.

Có fact hay hay này, bánh thánh trước đây trong đa thần giáo là biểu tượng của mặt trời đó.

Vào thời kỳ Babylon, Lễ tái sinh của thần mặt trời được tổ chức bằng những bữa tiệc với bánh mì khoanh tròn, nó hay gặp trong đạo thờ thần Mithras và Osiris.

Nhà sử học Alexander Hislop từng viết :-

Và ở đây nơi mà được gọi là nhà thờ đạo Cơ-đốc, một chiếc đĩa bạc sáng lóa tượng trưng cho mặt trời được đặt trên ban thờ và mọi người đến làm lễ ở ban thờ phải cúi mình tôn kính trước biểu tượng mặt trời đó.

Tôi có thể hỏi nguồn gốc của nó là từ đạo thờ thần mặt trời hay đạo thờ thần Baal?

Và khi bánh thánh được đặt lên chiếc mặt trời bằng bạc đó có phải tái hiện lại hình ảnh xưa của chiếc bánh mì tròn mà chỉ những người biết về đạo thần Baal mới thấy được hình tròn đó gợi nhắc tới những thần thoại của Rome, một biểu tượng khác của thần Baal, của mặt trời hay còn một ý nghĩa khác.

Còn cả The Pope – “Pontifex” cũng có gốc gác từ tôn giáo của Babylon.

Chùm chìa khóa mà Đức giáo hàng đeo quanh cổ không phải chìa khóa của thánh Peter, mà biểu tượng này thực chất xuất hiện từ tận thời kỳ Babylon, tượng trưng cho sức mạnh của Thượng đế có thể mở khóa cả thiên đường và địa ngục.

Giờ thì vỗ tay và khen cho sự sáng tạo về Chúa nào.

KẾT LUẬN

Ta sum vầy tổ chức Giáng sinh có phải là cũng đang tham gia vào một tập tục cổ xưa như Trái đất? Thực chất đạo Thiên Chúa chỉ là một bản đồng nhân của Đa thần giáo?

Tôi không biết.

Cả nhà ăn lễ Saturnalia vui vẻ nhá.

Nếu có thời gian cậu thể đọc thêm Pagan Roots of Christianity của Andre Knighton nhé.

Bình luận về bài viết này